WooCommerce Themes

Thành phần

Thuốc Phenobarbital PPM 100mg chống co giật, động kinh có thành phần:

  • Phenobarbital 100mg

Công dụng (Chỉ định)

  • Động kinh (trừ động kinh cơn nhỏ): Động kinh cơn lớn, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ.
  • Phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ.
  • Vàng da sơ sinh, và người bệnh mắc chứng tăng bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.

Liều dùng thuốc Phenobarbital

Liều lượng tùy thuộc từng người bệnh.

Nồng độ phenobarbital huyết tương 10 microgam/ml gây an thần và nồng độ 40 microgam/ml gây ngủ ở phần lớn người bệnh. Nồng độ phenobarbital huyết tương lớn hơn 50 microgam/ml có thể gây hôn mê và nồng độ vượt quá 80 microgam/ml có khả năng gây tử vong. Tổng liều dùng hàng ngày không được vượt quá 600 mg.

Người lớn

Đường uống (tính theo phenobarbital base):

  • Chống co giật: 60 – 250 mg mỗi ngày, uống 1 lần hoặc chia thành liều nhỏ.
  • An thần: 30 – 120 mg mỗi ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần.
  • Gây ngủ: 100 – 320 mg, uống lúc đi ngủ. Không được dùng quá 2 tuần.
  • Chống tăng bilirubin huyết: 30 – 60 mg, 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em

Liều uống:

  • Chống co giật: 1 – 6 mg/kg/ngày, uống 1 lần hoặc chia nhỏ liều.
  • An thần: 2 mg/kg, 3 lần mỗi ngày
  • Trước khi phẫu thuật: 1 – 3 mg/kg.
  • Chống tăng bilirubin huyết: 5 – 10 mg/kg/ngày, trong vài ngày đầu khi mới sinh.

Đối tượng khác

  • Người bệnh cao tuổi và suy nhược có thể bị kích thích, lú lẫn hoặc trầm cảm với liều thông thường, vì vậy phải giảm liều ở những đối tượng này.

Cách dùng thuốc Phenobarbital

  • Thuốc dùng đường uống

Quá liều

Quá liều và độc tính

  • Liều gây độc của các barbiturat rất dao động. Nói chung, phản ứng nặng xảy ra khi dùng liều cao gấp 10 lần liều thường dùng gây ngủ. Tử vong thường xảy ra khi nồng độ phenobarbital trong máu cao hơn 80 microgam/ml.
  • Khi dùng quá liều, phenobarbital gây ức chế hệ thần kinh trung ương từ mức ngủ đến hôn mê sâu rồi tử vong; hô hấp bị ức chế có thể đến mức có nhịp thở Cheyne-Stokes, giảm thông khí trung tâm, tím tái; giảm thân nhiệt, mất phản xạ, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít.
  • Người bệnh bị quá liều nặng thường có hội chứng sốc điển hình: Thở chậm, trụy mạch, ngừng hô hấp và có thể tử vong.
  • Các biến chứng nặng có thể gây tử vong gồm viêm phổi, phù phổi, suy thận. Ngoài ra có thể gặp các biến chứng khác như suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Cách xử trí khi quá liều

  • Nếu bệnh nhân mới dùng thuốc trong vòng 1 giờ, có thể rửa dạ dày. Dùng nhiều liều than hoạt đưa vào dạ dày qua ống thông đường mũi là cách điều trị được ưa dùng nhất trong cấp cứu ngộ độc phenobarbital.
  • Điều trị quá liều phenobarbital chủ yếu là điều trị hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng, quan trọng nhất là làm thông thoáng đường thở, duy trì chức năng hô hấp, tim mạch, thận và cân bằng điện giải.
  • Nếu người bệnh có chức năng thận bình thường có thể gây lợi niệu và kiềm hóa nước tiểu để làm tăng thải trừ phenobarbital qua thận. Nếu người bệnh bị ngộ độc nặng, vô niệu hay bị sốc thì nên thẩm phân màng bụng hay lọc máu thận nhân tạo.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Người bệnh quá mẫn với Phenobarbital.
  • Người bệnh suy hô hấp nặng, có khó thở hoặc tắc nghẽn. – Người bệnh rối loạn chuyển hoá porphyrin.
  • Người bệnh suy gan, suy thận nặng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Thường gặp

  • Buồn ngủ, rung giật nhãn cầu, mất điều hòa động tác bị Kích thích lú lẫn ở người bệnh cao tuổi, da nổi mẫn do dị ứng.

Ít gặp

  • Còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng đau cơ (gặp ở trẻ em 1 năm sau khi điều trị), đau khớp.

Hiếm gặp

  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng.

Tương tác với các thuốc khác

  • Phenobarbital là chất cảm ứng mạnh tham gia trong chuyển hoá của rất nhiều thuốc. Thuốc làm giảm nồng độ của Felodipin, Nimodipin trong huyết tương, làm giảm tác dụng của các Corticoid, Ciclosporin, Quinidin, Acid folic, Doxycilin.
  • Phenobarbital và các thuốc chống trầm cảm ba vòng: Các thuốc chống trầm cảm loại imipramin có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn co giật toàn thân. Cần phải tăng liều các thuốc chống động kinh.
  • Phenobarbital và các thuốc trầm cảm khác, thuốc kháng H1, benzodiazepin, clonidin, dẫn xuất của morphin, các thuốc an thần kinh, thuốc giải lo… làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.
  • Phenobarbital và các thuốc chống đông dùng đường uống: Tác dụng của thuốc chống đông bị giảm. Phải thường xuyên kiểm tra prothrombin huyết. Cần điều chỉnh liều thuốc chống đông trong khi điều trị bằng phenobarbital và trong 8 ngày sau khi ngừng dùng phenobarbital.
  • Phenobarbital và methotrexat: Độc tính về huyết học của methotrexat tăng do dihydrofolat reductase bị ức chế mạnh hơn.

Tương tác với thực phẩm

  • Rượu làm tăng tác dụng an thần của phenobarbital và có thể gây hậu quả nguy hiểm.

Lưu ý khi sử dụng Phenobarbital (Cảnh báo và thận trọng)

  • Người bệnh có tiền sử nghiện ma túy, nghiện rượu.
  • Người bệnh suy thận.
  • Người bệnh cao tuổi.
  • Không được ngừng thuốc đột ngột ở người bệnh mắc động kinh. Người bị bệnh trầm cảm.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ

Lái xe và vận hành máy móc

  • Thuốc có tác dụng an thần gây ngủ nên không dùng thuốc cho người đang điều khiển tầu xe và phương tiện máy móc đòi hỏi sự tỉnh táo.

Bảo quản

  • Nơi khô ráo, thoáng mát.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Phenobarbital PPM 100mg 20 viên”

Your email address will not be published. Required fields are marked